• lailamtoduong1
  • thanhanhniem2
  • phattuvandao1
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa1
  • daytusi
  • quetsan
  • huongdantusinh
  • tinhtoa2
  • phattuvandao3
  • amthat3
  • khatthuc1
  • benthayhocdao
  • amthat2
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem1
  • ttl3
  • thanhanhniem3
  • toduongtuyetson
  • ThayTL
  • ttl1
  • tranhducphat
  • vandao2
  • tamthuphattu
  • chanhungphatgiao
  • amthat1
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Am thất
In bài này

ÐỨC PHẬT VÀ RAHULA

Lượt xem: 3719

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NBTT.1, TVCN.2007, tr.163-165)
link sách: Những Bức Tâm Thư, tập 1

“Rahula (Hán dịch La Hầu La) là người con trai độc nhất của đức Phật, khi đức Phật còn là Thái tử. Lần đầu tiên đức Phật trở về thăm cố đô và gia đình, sau ngày thành đạo, Rahula lúc đó lên 7 tuổi, được mẹ và dì Gotami trực tiếp nuôi dưỡng, săn sóc.

Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng Rahula được chấp nhận vào tăng đoàn, và được đức Phật giao cho ngài Xá Lợi Phất trực tiếp dạy dỗ. Một trong những bài kinh nổi tiếng, đức Phật đích thân giảng cho Rahula sau khi xuất gia, là bài kinh Ambalatthika Raluhovada sutta, trong đó đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của tánh trung thực, của sự phản tỉnh để trừ diệt mọi ý niệm, lời nói và hành vi bất thiện, bất chánh.

Nhờ luyện tập pháp tu định niệm hơi thở, theo lời chỉ dẫn của đức Phật, và sau khi nghe giảng kinh Cula Rahulovada, Ngài Rahula chứng quả A La Hán. Ngài qua đời trước Phật và Xá Lợi Phất. Trong “Trưởng Lão Tăng Kệ”, sau khi Ngài chứng quả A La Hán, Ngài Rahula có bài kệ như sau:

Nhờ ta được đầy đủ
Hai đức tính tốt đẹp
Ðược bạn có trí gọi
La Hầu La may mắn
Ta là con đức Phật
Ta lại được pháp nhãn
Các lậu hoặc đoạn tận
Không còn có tái sanh
Ba minh ta đạt được
Thấy được giới bất tử”

Ðối với La Hầu La qua đoạn kinh trên chúng ta thấy La Hầu La có nghe pháp, có tu tập, rồi có chứng đạo, nhưng chứng đạo cũng không có khó khăn, thời gian cũng không lâu.

Như vậy trong thời đức Phật người nào được nghe Phật thuyết pháp rồi quyết tâm từ bỏ ly dục ly ác pháp và cuối cùng người nào cũng chứng quả A La Hán hết chỉ có những người nghe pháp rồi bỏ qua không chấp nhận và không thiết tha xả bỏ tham, sân, si, mạn, nghi thì không bao giờ chứng đạo được.

Muốn tu chứng đạo mà đời không dám bỏ thì tu làm sao chứng được. Trong bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống tập II Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa sống không nhà cửa không gia đình”. Ðây là những giới luật đầu tiên cho người mới xuất gia theo Phật giáo. Người mới xuất gia là người phải buông xả sạch đời sống thế gian. Cho nên những người nghe pháp xong liền xin Phật xuất gia thì không bao lâu họ sẽ chứng quả A la Hán, chính là do họ buông xả sạch đời sống thế tục. Mười vị sứ giả của vua Tịnh Phạn sai đến mời Phật về thăm cố đô, nhưng khi gặp Phật nghe pháp liền xin xuất gia theo Phật tu hành không cần đến danh lợi, tiền của, vật chất, gia đình, vợ con, quan cao chức lớn. Có xả tâm như vậy mới có chứng quả A La Hán một cách dễ dàng và chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi.

Ðể kết luật những lời tâm huyết này, Thầy xin nhắc các con, hãy nên lưu ý pháp tu Tứ Niệm Xứ “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu; trên thọ quán thọ...; trên tâm quán tâm...; trên pháp quán pháp đểnhiếp phục tham ưu”. Bài kinh dạy như vậy nhưng rất nhiều người hiểu sai thành thử chia pháp môn Tứ Niệm Xứ thành ra bốn pháp tu tập. Cho nên có trường thiền chuyên tu QUÁN THÂN; có trường thiền chuyên tu QUÁN THỌ; có trường thiền chuyên tu QUÁN TÂM; có trường thiện chuyên tu QUÁN PHÁP. Ðây là một cái sai của các nhà học giả tu hành chưa tới nơi mà dám chia pháp môn Tứ Niệm Xứ, rồi đem dạy người tu tập thật là tội nghiệp.

Pháp môn Tứ Niệm Xứ là pháp môn xả mọi chướng ngại trên thân tâm, cho nên nó mới được gọi là nhiếp phục tham ưu. Nhưng khi quán thân là đã có quán tâm, quán thọ và quán pháp. Khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ là không tu gì cả, chỉ ngồi chơi như người vô sự. Người vô sự thì tâm họ ở đâu? Ðã vô sự thì tâm (tức ý thức) quán thân nó, chứ nó ở đâu? Quán thân không có nghĩa là nó đang tư duy suy nghĩ, quán ở đây có nghĩa là nó tỉnh giác cảm nhận toàn thân tức là nó đang quan sát thân. Cho nên thân nó có chướng ngại gì thì nó liền biết; tâm nó có chướng ngại gì thì nó liền biết; thọ nó có chướng ngại gì thì nó liền biết; pháp có chướng ngại gì thì nó liền biết. Nhờ biết đó mà nó dùng pháp như lý tác ý đuổi đi các chướng ngại đó ra khỏi bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Khi các chướng ngại ra khỏi thân, thọ, tâm, pháp thì ý thức cùng lúc biết thân, biết thọ, biết tâm, biết pháp.

Khi nó đang quán như vậy thì các con đừng tác ý khởi niệm, nếu khởi niệm là tâm các con đang phóng dật. Mục đích tu tập của TỨ NIỆM XỨ là giữ tâm không phóng dật tức không cho tâm khởi niệm. Chỉ khi nào trên thân, thọ, tâm và pháp có chướng ngại pháp thì mới tác ý xả, còn không chướng ngại thì không tác ý. Các con đừng hiểu lầm xả từng niệm trong tâm, đó là các con tu sai pháp. Các con nên lưu ý cách thức QUÁN TỨ NIỆM XỨ, nếu không lưu ý các con sẽ quán sai thành ra quán ức chế tâm, chứ không phải quán Tứ Niệm Xứ.

Pháp môn này đức Phật tu tập 49 ngày đêm là chứng đạo. Với Thầy thì cần sáu tháng rưỡi mới chứng đạo. Ông Châu Lợi Bàn Ðặc cũng do tu tập pháp môn này mà chứng đạo. Vì thế, trước khi nhập Niết Bàn đức Phật đã di chúc lại cho người đời sau: “Hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm Thầy, làm ngọn đuốc soi đường, làm chỗ nương tựa vững chắc; đừng lấy ai làm thầy”.

Còn năm tháng nữa chúc các con chứng quả A La Hán để không phụ lòng Thầy mong đợi. Thân thương chào các con.

Đang có 27 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8817418